Có rất nhiều cách để tối ưu cho sản phẩm của bạn luôn được đẹp và mới. Cán màng nước là một trong những phương pháp đã và đang là một lựa chọn hàng đầu. Để cho ra một sản phẩm in bắt mắt và ưng ý nhất đó không phải là một điều dễ dàng vậy nên việc bảo vệ sản phẩm in cũng vô cùng cần thiết phải không?
Bên cạnh việc lựa chọn một công nghệ tiến tiến như vậy thì việc tiết kiệm thời gian và chi phí cũng rất là quan trọng, nhưng đừng lo công nghệ này có thể đáp ứng tối ưu nhất cho doanh nghiệp của bạn.
Nếu bạn quan tâm nhiều hơn tới công nghệ đặc biệt này thì hãy tiếp tục theo dõi bài viết
Để hiểu rõ về cán màng nước trước tiên bạn cần biết cán màng là gì ?
Nói nãy giờ chắc có lẽ các bạn cũng hiểu ra một vài tác dụng của cán màng nước rồi. Đúng như vậy, tác dụng đầu tiên của nó không gì khác là tạo độ bóng cho sản phẩm, đối với các loại giấy khi được cán màng thì sẽ đẹp hơn cũng như độ bền mà nó mang lại sẽ lâu hơn.
Không những vậy khi có một lớp màng bảo vệ thì sản phẩm không chịu tác động trực tiếp của bên ngoài vì vậy không dẫn đến trường hợp bị lem màu hay trầy xước
Thông thường chúng ta có 2 lựa chọn để cán màng cho sản phẩm của mình đó là cán màng nhiệt và cán màng nước.
Vậy cán màng nước là gì?
Đối với cán màng nước được sử dụng cuộn màng (nhựa BOPP – Biaxial Oriented Polypropylene) để cán lên sản phẩm ,chỉ khác là cuộn màng này không có keo nên không thể bám dính được lên sản phẩm mà phải có thêm keo nước khi cán màng.
Màng nước là một loại chất liệu có tên thương mại là water slide decal. Màng được chạy qua lô cao su có lớp keo để lấy keo nước bám vào màng rồi được ép nguội bám vào mặt giấy.
Cán màng nước khi ta bóc lớp màng ra thì chữ trên sản phẩm cán màng vẫn không bị bóc dính theo lớp màng.
- Mặt trên có xử lý Corona 30 – 35 dyln
- Màng bóng đạt độ bóng 1200 dpi
- Màng mờ độ trung thực đạt 85-90%
- Màng có độ dày là : 12 , 15 , 18 , 20 , 24 , 27 , và 32 Micron
Các loại keo cán màng nước
Cũng bởi vì phải sử dụng một loại keo riêng nên chúng ta cũng cần tìm hiểu sơ qua về một số loại keo được sử dụng cho cán màng nước. Keo cán màng thường được dùng có độ bóng, độ sáng cao, có khả năng lắp bột và pha nước rất cao.
Các loại keo cán màng thường phải đảm bảo độ trong gần như là tuyệt đối để không ảnh hưởng đến màu sắc của ấn phẩm sau khi cán màng. Có các loại keo cán màng thường được dùng như sau đây.
Keo cán màng bình thường
Đây là loại keo cán màng thông dụng nhất, dùng cán những ấn phẩm bình thường như bìa báo, tạp chí. trên thị trường hiện có nhiều công ty in ấn tăng nhanh cách in bằng cách phun bột màu lên ấn phẩm, vì thế đôi lúc bột màu phun lên sẽ không đều hết trên bề mặt, rất khó cán màng.
Bề mặt sản phẩm sau khi phun bột sẽ được lau bột hoặc chạy nước để có thể cán màng, keo thông thường không thể lắp bột hết được. Tuy vậy một số loại keo cán màng cũng có khả năng lắp bột khá tốt, không cần phải lau bột hay chạy nước.
Keo cán màng đặc biệt
đã có tên gọi là đặc biệt nên loại Keo cán màng đặc biệt này thường được dùng để cán bề mặt giấy chống thấm, màng Metalize, bề mặt nhiều bột và nhiều loại giấy khác nhau. Người ta thường dùng các loại keo cán màng đặc biệt này để có thể khắc phục các tình trạng màng cán như sau:
- Dùng cán màng không có Corona.
- Cán màng trên giấy chống thấm.
- Cán màng Metalize bị bung bế.
- Không thể cán màng nước hoặc nước không thấm vào màng.
Tùy vào nhu cầu cán màng và loại giấy cán mà các bạn có thể chọn loại keo phù hợp. Tuy nhiên khuyến khích mọi người nên dùng loại keo cán màng nhanh khô, có độ trong suốt cao, có khả năng lắp bột tốt và tỉ lệ pha nước cao.
Các bước in với màng nước cho sản phẩm
Sau khi đã tìm hiểu đầy đủ thông tin về cán màng nước cũng như keo cán màng thì sau đây các bạn sẽ bắt tay vào việc thực hiện các bước in với màng nước cho sản phẩm. Các bước này yêu cầu sự tỉ mỉ rất cao của người thực hiện vì phải trải qua rất nhiều những công đoạn nhỏ. Các bước này gồm :
Bước 1: Thiết kế ảnh theo yêu cầu của khách hàng
Bước 2: In ảnh lên tấm film trong vào mặt có dán hình mũi tên
Bước 3: Khoảng thời gian sau 1 phút úp ảnh vào đế mặt trần
Bước 4: Ép với máy ép plastic ở nhiệt độ 150 độ c trong khoảng 2-3 lần
Bước 5: Bóc lớp film trong ra ảnh màng sẽ nằm lại lớp đế
Bước 6: Cắt tải các thành phần dư thừa của tấm ảnh
Bước 7: Ngâm ảnh trong nước cho tới khi nhận thấy lớp màng có thể xê dịch được trên đế
Bước 8: Nhẹ nhàng rút đế ra để lớp màng nằm trên vật thể cần in
Bước 9: Vuốt xử lý ảnh bọt khí trên ảnh
Bước 10: Mang vật vừa được in ra phơi hoặc sấy khô trong vòng 3-4 phút
Kết lại, cán màng nước đang là một trong những công nghệ bảo vệ sản phẩm in tiên tiến nhất hiện nay, vì vậy chúng ta có thể lựa chọn nó cho sản phẩm của mình để tối ưu chất lượng cũng như tiết kiệm chi phí tốt nhất cho doanh nghiệp.